Bài học về Hệ thống canh tác

Độc canh và canh tác liên tục là hệ thống canh tác thường thấy trong thực hành nông nghiệp hiện tại. Theo ý nghĩa sinh thái, chúng hoàn toàn phản tự nhiên. Hệ quả là, hệ thống canh tác này gây nên nhiều vấn đề khó khăn như thiếu chất dinh dưỡng, dịch bệnh. Những vấn đề đó rất nghiêm trọng. Để giải quyết khó khăn, chúng ta cần một hệ thống canh tác thay thế.

1. Các vấn đề xảy ra với hệ thống canh tác hiện nay

1.1. Độc canh

Ngày nay con người có xu hướng sử dụng phương pháp độc canh trong nông nghiệp. Đó là trồng chỉ một hoặc một số ít loài cây trồng đem lại giá trị. Nông dân ngày xưa đã tránh độc canh bởi họ nhận ra rằng như vậy sẽ gây nên dịch bệnh và rủi ro lớn. Do các loại thuốc và phân bón hóa học hiện nay có tác dụng tức thì, người ta càng có lý do sử dụng phương pháp độc canh. Hơn nữa, giống mới HYV cũng làm mở rộng độc canh trong trồng lúa.

Các khó khăn chính là :

Dịch bệnh

Côn trùng hoặc dịch bệnh rất dễ phá hoại cây trồng độc canh. Năm 1990, đã có dịch bệnh nghiêm trọng xảy ra tại nông trang tự do Amra ở Manikganj. Hầu hết các cây Amra trong khu vực đều bị sâu cánh cứng phá hoại và ăn trụi lá. Sau khi ăn hết lá, chúng tìm cách ăn hết lá của cây khác nhưng không ăn được. Cuối cùng, chúng biến mất để lại những cây Amra trong khi cây khác còn nguyên vẹn. Mỗi loài sâu có một thói quen dinh dưỡng riêng. Trong trường hợp này nếu nông trang Proshika chỉ là một vườn Amra độc canh, nó sẽ bị phá hủy hoàn toàn. May mắn thay, nông trang đã được cứu vãn do nó là một vườn cây ăn quả hỗn hợp. Điều này chứng tỏ rằng độc canh tạo điều kiện cho sâu bệnh tấn công và tạo môi trường thuận lợi cho chúng phát tán.

Xói mòn tài nguyên di truyền (giống địa phương)

Người ta đã đưa về nông thôn loại giống HYV và con lai (F1). Do có các loại giống này, nông dân ngừng sử dụng các loại giống địa phương có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì sự đa dạng cũng như là một tài nguyên di truyền trong tương lai.

Rủi ro kinh tế cao

Độc canh đem lại rủi ro lớn. Nếu cây trồng bị các yếu tố dịch bệnh, côn trùng hay thời tiết (bão, lụt, hạn hán v.v…) tấn công có nghĩa là thất thu hoàn toàn. Thậm chí nếu được mùa, giá thị trường cũng có thể giảm xuống do lượng cung quá mức. Do đó, độc canh sẽ không bao giờ góp phần tạo ra điều kiện kinh tế ổn định cho nông dân.

1.2. Canh tác liên tc

Canh tác liên tục là việc trồng một số loài cây nhất định trên cùng một mảnh đất hàng năm hoặc liên tục theo mùa. Chẳng hạn, một nông dân trồng bắp cải vào vụ đông năm ngoái, năm nay ông ta lại tiếp tục trồng bắp cải vào vụ đông trên cùng một mảnh đất. Các khó khăn gặp phải là:

Thiếu chất dinh dưỡng (vi lượng) đặc biệt

Thiếu Zn và S là những ví dụ điển hình của việc thiểu chất dinh dưỡng vi lượng. Nguyên nhân chính là do canh tác liên tục đòi hỏi tiêu hao chất dinh dưỡng đó một cách liên tục và việc sử dụng các loại phân bón hóa học khác cũng chỉ cung cấp được rất ít chất dinh dưỡng (N.P.K). Trong trường hợp này, có dùng thêm các loại phân bón hóa học khác bổ sung chất dinh dưỡng cũng không giải quyết được vấn đề. Ta cần luân canh và cung cấp chất hữu cơ cho đất.

Các dịch bệnh đặc biệt

Vùng quanh rễ cây rất đặc biệt và khác xa so với các vùng khác trong đất về hoạt động của vi sinh vật. Các vi sinh vật thường ưa hoạt động trong vùng rễ cây do có nhiều chất tiết ra từ rễ. Mỗi vùng rễ cây tạo một điều kiện riêng biệt cho một loài vi sinh vật đặc biệt. Ví dụ vùng quanh rễ cây cà chua là môi trường thuận lợi cho giun tròn phát triển trong khi cây ngô (cây ngũ cốc) thì không thể. Vì vậy, nếu liên tục canh tác thì sẽ tạo điều kiện cho một số vi sinh vật nhất định phát triển, gây nên các bệnh đặc biệt cho cây.

Số lượng vi sinh vật
Số lượng vi sinh vật
Canh tác cà chua liên tục và không liên tục
Kobayashi, 1985 (Vi sinh vật và chất hữu cơ)

2. Hệ thống canh tác thay thế

Để khắc phục khó khăn về dịch bệnh và thiếu chất dinh dưỡng vi lượng, ta rất cần một hệ thống canh tác thay thế. Đương nhiên bắt buộc phải tránh chuyên canh. Người ta có thể tìm ra một vài phương án thay thế từ các phương thức canh tác cổ truyền địa phương. Hệ thống canh tác thay thế bao gồm:

  1. Đa canh
  2. Luân canh
  3. Canh tác hỗn hợp

Để tiến hành một hệ thống canh tác thay thế, người nông dân cần hiểu về cách phân loại cây. Tất cả cây trồng được phân loại theo thực vật học, tuy nhiên thường khó để giải thích cho nông dân hiểu về cách phân loại theo họ đó. Có lẽ ta nên phân loại cây trồng theo hình bề ngoài và hình dáng của thực vật.

Một cách phân loại thay thế
– Cây ngũ cốc: cây họ lúa, lúa mì, ngô v.v…
– Cây họ đậu: Cây họ đậu, cây đậu Ấn Độ, đậu đen, đậu tròn, đậu đũa v.v…
– Cây ăn lá: Cây ăn lá, bắp cải, súp lơ, rau dền. đậu phộng Ấn Độ, đậu phộng thường v.v…
– Cây lấy rễ: Là cây có hệ rễ hoặc thân cây dưới mặt đất có thể ăn được như khoai tây, khoailang, củ từ, củ cải, gừng v.v…
– Cây ăn quả: Cây rau ăn quả như cà, cà chua, mướp, bầu nậm, dưa chuột v.v…

3. Đa canh

Hệ thống canh tác này liên quan đến việc trồng cây nhiều loài (nhiều loại cây khác nhau) và nhiều giống (ví dụ các giống lúa khác nhau) nhiều nhất có thể trên đất trang trại. Điều này giúp giảm thiểu dịch bệnh và nguy cơ mất mùa. Để thực hiện đa canh, cần chia trang trại thành nhiều mảnh đất và đánh số từng mảnh. Một mảnh đất dưới 1 bigha (1/3 acre) sẽ phù hợp với kích cỡ nông trại trung bình ởBangladesh và đáp ứng các yêu cầu sinh thái.

Diverse_Cropping_Da_Canh

4. Luân canh

Hệ canh tác này bao gồm trồng nhiều loại cây khác nhau theo vòng tròn trên cùng một mảnh đất. Điều này giúp giảm sự mất độ phì, thiếu dinh dưỡng vi lượng và các dịch bệnh đặc biệt.

Để xây dựng một kế hoạch luân canh tốt, người ta rất cần quan tâm đến đặc điểm của mỗi loại cây trồng. Có hai yếu tố chính cần xem xét:

Thứ nhất là mức độ hấp thụ chất dinh dưỡng. Chẳng hạn, sau hoặc trước một cây trồng đòi hỏi chất dinh dưỡng cao, cần trồng một loại cây tiêu thụ ít chất dinh dưỡng.

Crop_Rotation_Luan_Canh

Sự hấp thụ chất dinh dưỡng (từ nhu cầu thấp đến cao)

1) Cây họ đậu
2) Cây lấy rễ 
3) Cây ăn lá
4) Cây ăn quả 
5) Cây ngũ cốc

Một nhân tố khác là khả năng kháng bệnh. Nếu đất bị nhiễm sâu hại hoặc bệnh dịch, cần phải trồng một loại cây có khả năng kháng bệnh (như ngũ cốc).

Sự kháng bệnh (từ tốt đến kém)

1) Cây ngũ cốc
2) Cây lấy rễ 
3) Cây họ đậu
4) Cây ăn lá
5) Cây ăn quả

Ngũ cốc là loại cây có tính kháng bệnh tốt nhất còn cây ăn quả là yếu nhất. Ngũ cốc có thể dọn sạch hoặc “chữa lành” cho đất, giảm thiểu các vấn đề dịch bệnh (ghi chú: điều này chỉ áp dụng cho đất chủ yếu đã trồng rau trước đó, chứ không dành cho ruộng đã được trồng lúa liên tục). Do đó, mấu chốt để giảm thiểu dịch bệnh là đưa cây ngũ cốc vào luân canh.

5. Canh tác kết hợp

Hệ canh tác kết hợp là sự biến thể của canh tác nhiều loài và liên quan đến việc trồng nhiều loại cây khác nhau trên cùng một mảnh đất. Ví dụ, nhiều nước trồng ngô kết hợp với đậu như một phương thức canh tác địa phương. Ngô (loại ngũ cốc) cao, rễ ăn sâu và tiêu thụ chất dinh dưỡng cao trong khi cây đậu thấp, rễ nông và tiêu thụ chất dinh dưỡng ít, trong khi còn cung cấp chất đạm cho đất. Không có mâu thuẫn nào giữa hai cây này và cây ngô có thể hấp thụ đạm từ cây đậu. Tổng sản lượng của ngô và đậu khi trồng cùng nhau cao hơn khi trồng riêng từng loài. Cũng có nhiều cách kết hợp tương tự như này.

Mixed_Cropping_Xen_Canh

Ưu điểm của trồng cây tổng hợp là giúp giảm sâu bệnh, tận dụng tốt hơn đất đai, ánh nắng mặt trời và lượng mưa.

Các yếu tố cần nghiên cứu khi kết hợp trồng cây, bao gồm:

Tiêu thụ chất dinh dưỡng

Như đã đề cập, kết hợp trồng ngũ cốc và cây đậu là cách thích hợp để giữ độ phì nhiêu cho đất. Ngũ cốc tiêu thụ nhiều chất dinh dưỡng trong khi cây họ đậu vừa tiêu thụ ít vừa cung cấp đạm cho đất qua vi khuẩn cố định N.

Độ sâu của rễ

Nếu trồng một cây có rễ sâu xen lẫn một cây có rễ cây khác, cả hai sẽ cạnh tranh và không phát triển tốt được. Trồng một cây rễ nông với một cây rễ nông khác cũng gặp phải vấn đề tương tự. Kết hợp trồng cây rễ nông với cây rễ sâu sẽ phù hợp hơn. Chẳng hạn như trồng ngô xen lẫn bí ngô. Cây ngô ăn rễ sâu và tiêu thụ chất dinh dưỡng ở tầng cát (tầng sâu hơn). Bí ngô là cây ăn rễ nông và tieu thụ chất dinh dưỡng ở tầng nông. Có ít sự cạnh tranh giữa hai loại cây này. Cây rễ sâu thường là dạng cây thẳng đứng còn cây rễ nông nhìn chung là loại cây bò lan.

Cây đuổi côn trùng

Một số cây có mùi hương đặc trưng giúp đuổi vài loại côn trùng. Ví dụ, hành có một mùi đặc biệt mà bướm không thích. Nếu trồng hành với bắp cải, mùi hương này sẽ ngăn côn trùng (sâu bọ) tấn công bắp cải. Cách trồng cây kết hợp như này được gọi là cây đồng hành. Cây đồng hành là một biện pháp phòng trừ sâu bệnh rất hữu hiệu.

Tính ưa bóng râm

Một số loại cây có thể sinh trưởng tốt trong bóng râm. Những cây như vậy được gọi là cây ưa bóng. Trồng cây ưa bóng dưới cây gỗ hoặc cây cao làm tăng khả năng sử dụng đất. Chẳng hạn như trồng dứa dưới cây mít, trồng gừng dưới cây xoài.

Các loại cây thích hợp để trồng xen canh
Các loại cây thích hợp để trồng xen canh

Ảnh bìa:  Unsplash
Trích tác phẩm: Những Bài Học Từ Thiên Nhiên (Lessons from Nature) – Shimpei Mukakami

Related Articles

Gieo mầm trên sa mạc

Cuốn sách này chủ yếu là về thực hành, và dù đã không có được lượng độc giả rộng khắp như cuốn Cuộc cách mạng một-cọng-rơm, nó vẫn rất đáng đọc, đặc biệt là với những ai quan tâm tới việc đưa những phương pháp làm nông tự nhiên của ông Fukuoka vào thực hành trên mảnh đất của chính mình.

Hướng dẫn sản xuất rau hữu cơ

Cẩm nang giới thiệu đến các bạn những nguyên tắc và cách thực hiện cơ bản trong sản xuất rau hữu cơ. Một tài liệu đào tạo về Nông nghiệp hữu cơ vùng nhiệt đới từ ADDA – Văn phòng tổ chức “Phát triển nông nghiệp Châu Á – Đan Mạch” tại Việt Nam.

Thiên nhiên và Nông nghiệp

Nếu chúng ta suy nghĩ một cách nghiêm túc về nông nghiệp – những vấn đề và sự cải tiến của nó, chúng ta phải học hỏi từ thiên nhiên. Tại sao vậy? Bởi thiên nhiên là lý tưởng. Trong việc sản xuất sinh khối, duy trì độ màu mỡ, bảo vệ đất, khống chế dịch bệnh, sử dụng năng lượng đầu vào – thiên nhiên cho chúng ta hệ thống hiệu quả nhất. Vậy chúng ta có thể tìm thiên nhiên thực sự ở đâu?

Responses